Home » SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NON » CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NON

CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NON

Cách viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Xin gửi tới các cô giáo dạy mầm non một bài viết mà mình thấy rất hay về vấn đề này:

A. QUAN NiỆM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ SKKN TRONG GIÁO DỤC

1.Quan niệm:

+ Sáng kiến : là ý tưởng, là việc suy nghĩ ra cái mới

+ Kinh nghiệm: Là những gì con người tích lũy được trong hoạt động thực tiễn

+ Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN là những ý kiến mới, những giải pháp mới về một đối tượng, một hoạt động nào đó đã được trải nghiệm trong thực tế.

Người viết SKKN nên chọn đề tài ở lĩnh vực mà mình đã trải qua công tác, ở những công việc mà mình đang đảm nhiệm và thực hiện đạt hiệu quả cao để viết SKKN. Người viết không nên chọn và viết theo sở thích của mình , lại càng không nên tưởng tượng để viết thành 1 SKKN

2.Một số định hướng về các loại sáng kiến kinh nghiệm trong GDMN

+ SKKN trong lĩnh vực nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non

+ SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.

+ SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị

+ SKKN về việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ.

+ SKKN trong lĩnh vực tự học, tự bồi dưỡng

Ví dụ 1 số tên đề tài

1.Tổ chức đa dạng các trò chơi chữ cái nhằm rèn các kỹ năng trong hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ Mẫu giáo lớn trường MN Hồng Bàng .

2.Tăng cường công tác vận động phụ huynh nhằm giảm tỷ lệ trẻ MG 5 tuổi trường MN Hướng Dương đi học chữ trước khi vào lớp 1

3.Nâng cao kỹ năng sử dụng một số nguyên vật liệu mở cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi ở trường MN 20-10 thành phố Nha Trang

4.Một số biện pháp xây dựng thực đơn giúp trẻ trường mầm non Ngô Thời Nhiệm thành phố Nha Trang ăn ngon miệng.

5.Tăng cường làm đồ chơi tự tạo giúp trẻ mẫu giáo nhỡ hứng thú chơi góc phân vai tại trường MN Lý Tự Trọng thành phố Nha Trang

6.Nâng cao chất lượng dạy hát cho giáo viên thông qua việc soạn bài hát Karaoke bằng phần mềm Powerpoint tại trường MN 8/3 Nha Trang

7.Chỉ đạo giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn tăng cường trò chơi vận động giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động phát triển thể chất tại trường MN Hồng Chiêm, thành phố Nha Trang

8.Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn giúp giáo viên xây dựng kế hoạch chủ điểm phù hợp lứa tuổi tại trường MN Sơn Ca Nha Trang

Đặc điểm của SKKN:

+ Có nét mới

+ Đã được áp dụng trong thực tế

+ Do chính người viết thực hiện

Yêu cầu cơ bản của SKKN

  • Tính sáng tạo hoặc tính mới: Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc.
  • Tính hiệu quả: Có bằng chứng, có số liệu cho thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã cho kết quả tốt hơn so với cách làm cũ.
  • Tính phổ biến, áp dụng: Có thể áp dụng rộng rãi được trong thực tế. Có thể phổ biến cho nhiều người, áp dụng ở nhiều đơn vị.
  • Tính khoa học và sư phạm: Lựa chọn và sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu; tổ chức tốt các bước áp dụng vào thực tiễn. Đề ra cách làm mới phù hợp với các nguyên lý giáo dục và các nguyên tắc sư phạm, đảm bảo yêu cầu về hình thức văn bản của SKKN.

– Trình bày với văn phong nghiên cứu khoa học: chứng minh chặt chẽ, từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu trích câu nói của ai phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào? sách nào? nhà xuất bản nào? năm nào? trang nào? … ; nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục (nên có thí nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây, …).

-Nếu là sáng kiến (có tìm tòi, phát minh) thì phải chứng minh được là trước đó chưa ai tìm ra như của tác giả.

-Nếu là kinh nghiệm (đúc kết từ thực tiễn) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được, đưa ra quy trình để thực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (nhiều người học được, và khi họ làm đúng quy trình và đều cho ra kết quả như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến, kinh nghiệm thường có phụ lục (hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm, …), và mục lục tài liệu tham khảo đã dùng cho việc viết SK, KN

Nói chung, phải biết sắp xếp các ý cho sự diễn đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặt biệt là thuyết phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả của mình. Sáng kiến, kinh nghiệm tốt cùng với phương pháp diễn đạt tốt sẽ giúp tác giả thành công khi nghiệm thu, đánh giá.

Qui định về cách trình bày SKKN

– SKKN được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng qui định: soạn thảo trên khổ giấy A4 bằng MS Word; font chữ Times New Roman; bảng mã Unicode; cỡ chữ:14; dãn dòng đơn, lề trái: 3cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm

– Các minh chứng của SKKN là phụ lục đính kèm phía sau kết luận của SKKN hoặc đóng thành quyển phụ lục riêng

– Ngoài trang bìa và áp bìa, chủ đề tài không ghi tên người và tên đề tài vào bất kỳ trang nào khác.

– Không xếp loại đối với những SKKN không xuất phát từ thực tế dạy và học của đơn vị, ngành, những SKKN không có minh chứng, những SKKN sao chép của nhau, sao chép trên mạng, trên tạp chí…

B. MẪU VIẾT SKKN

I.ĐẶT VẤN ĐỀ (hay Lí do chọn đề tài)

– Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả (Những mâu thuẫn giữa thực trạng: bất hợp lí, cần cải tiến…/ yêu cầu mới, từ đó tác giả khẳng định cần có biện pháp thay thế, đó cũng là lí do chọn đề tài)

– Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì? Đối tượng nghiên cứu là gì? Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

– Chọn phương pháp nghiên cứu nào? Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ( thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

  1. Cơ sở lí luận: yêu cầu trình bày lí luận, lí thuyết đã được tổng kết (tóm tắt) bao gồm: khái niệm, khái quát kiến thức về vấn đề được chọn để viết SKKN. Cũng chính là cơ sở lí luận có tác dụng định hướng nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phục hạn chế của vấn đề đã nêu trong đặt vấn đề.
  2. Thực trạng: Trình bày, miêu tả, làm rõ những khó khăn, hạn chế của vấn đề đã chọn (kèm minh chứng).
  3. Các biện pháp tiến hành (Trọng tâm)

Trình bày trình tự biện pháp, phân tích và nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của biện pháp thực hiện

(Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)

  1. Hiệu quả: Đã áp dụng ở đâu? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).

III. KẾT LUẬN

– Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả, Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân…)

– Những nhận định chung của tác giả v/v áp dụng và khả năng phát triển của đề tài.

– Ý kiến đề xuất / Bộ, Trường, Sở để phát huy hiệu quả đề tài (tùy mức độ đề tài để kiến nghị, nếu có).

Lưu ý: Phụ lục của đề tài bao gồm Phiếu điều tra, khảo sát, số liệu, bảng biểu thống kê, tranh ảnh, bài làm học sinh…

MẪU TRANG BÌA SKKN

QUI ĐNH V ĐÁNH GIÁ, XP LOI SKKN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Name *
Email *
Website

BÉ HỌC VẼ NÀO

ĐĂNG KÝ KÊNH ĐỂ LUÔN ĐƯỢC CẬP NHẬT VIDEO MỚI

NHỚ THÍCH VÀ CHIA SẺ NHÉ